Ngôn ngữ

Story | 23 Tháng 5, 2022

Đập Sekong A và Đồng bằng sông Cửu Long: thời điểm quyết định cho Việt Nam

Đây là câu chuyện thứ hai nằm trong chuỗi sáu câu chuyện về cách thức Việt Nam có thể thực hiện cam kết về năng lượng COP26, giảm thiểu tác động môi trường mà vẫn đạt được các mục tiêu phát triển bền vững rộng lớn hơn. Các chủ đề khác bao gồm phương cách kích thích tài chính quốc tế đầu tư cho năng lượng tái tạo và phát triển năng lượng gió nằm trong cơ cấu năng lượng điện của Việt Nam. Bài báo này trình bày về phương cách Việt Nam có thể bảo vệ sản lượng tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách đầu tư vào các giải pháp thay thế thủy điện Sekong A ở Lào.

content hero image

Photo: Sekong river in Cambodia © IUCN Viet Nam

Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và phần lớn sản lượng trái cây và thủy sản, và có một vai trò quan trọng trong thị trường lương thực của quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, nông nghiệp và ngư nghiệp của vùng đồng bằng đang bị đe dọa bởi sự kết hợp các yếu tố như nước biển dâng, khai thác nước ngầm và tác động của các dự án ở thượng nguồn dẫn đến giảm lượng phù sa và chất dinh dưỡng từ sông Mekong. Nếu không có hợp tác xuyên biên giới về quy hoạch và đầu tư về năng lượng, Việt Nam đứng trước rủi ro trong việc chuyển đổi thành công sang năng lượng tái tạo ở trong nước trong khi vẫn mua điện từ các dự án thủy điện ở Lào và điều này sẽ đe dọa trực tiếp đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đập Sekong A do Việt Nam xây dựng ở Nam Lào, hiện đang trong quá trình chuẩn bị, là một ví dụ về tác động không mong muốn và có thể tránh được. Ngừng xây dựng đập Sekong A sẽ hầu như không có tác động đến an ninh năng lượng trong khu vực nhưng sẽ là một phần của chiến lược đầu tư và quy hoạch năng lượng nhằm bảo về vùng kinh tế quan trọng Đồng bằng sông Cửu Long.

Việt Nam đã có những hành động nhằm giảm bớt các mối đe dọa đối với Đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 11 năm 2017, chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120, tạo cơ sở pháp lý cho việc giảm thâm canh sản xuất lúa gạo, đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội, và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết số 55 đã được thông qua vào tháng 2 năm 2020 đã đề ra tầm nhìn về tích hợp năng lượng tái tạo trên quy mô lớn. Mặc dù Nghị quyết 55 và Nghị quyết 120 đề cập đến các vấn đề riêng biệt, nhưng các nghị quyết này có mối liên hệ mật thiết bởi vì những quyết sách của Việt Nam về năng lượng có thể củng cố hoặc làm suy yếu Nghị quyết 120.

Các điểm chính của Nghị quyết 120 và 55: https://datawrapper.dwcdn.net/7a4Oe/1/

Đến nay, đã có hơn 150 đập được xây dựng trên lưu vực sông Mekong, trong đó có 13 đập trên dòng chính bao gồm 11 đập ở Trung Quốc và 2 đập ở Lào. Phần lớn thủy điện của Lào được dùng để xuất khẩu sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Khi Việt Nam chuyển sang giảm dùng than và tăng nhập khẩu điện từ Lào, các quyết định của Việt Nam về dự án điện nào ở Lào để đầu tư và nhập khẩu điện sẽ có tác động đến dòng chảy phù sa đến đồng bằng và sự di cư của cá.

Đập Sekong A sẽ có tác động nghiêm trọng đến vận chuyển bùn cát và thủy sản vì vị trí của nó nằm trên dòng chính Sekong, nằm gần hợp lưu giữa sông Sesan và sông Srêpôk. Hai con sông này vốn đã bị cắt đi sự kết nối với sông Mekong khi Campuchia xây dựng thủy điện Hạ Sesan 2 vào năm 2018, và hiện nay sông Sekong là nhánh sông chảy tự nhiên lớn nhất của dòng chính Mekong và là nhánh sông quan trọng cho việc di cư, sinh sản và phục hồi của các loài cá. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sau khi thủy điện Hạ Sê San 2 hoàn thành, nhiều loài cá với số lượng lớn hơn đang di cư lên thượng nguồn và xuống hạ lưu sông Sekong. Vì một nửa số cá đánh bắt ở sông Mekong là những loài cá di cư, nên việc duy trì dòng chảy tự nhiên của sông Sekong là rất quan trọng đối với nghề cá và an ninh lương thực trong khu vực.

Sekong A dam satellite image Photo: Sekong A dam satellite image © Planet Labs, Inc

Thủy điện Sekong A và sự kết nối: https://datawrapper.dwcdn.net/gtrqW/1/

Nếu được xây dựng, thủy điện Sekong A sẽ chỉ sản xuất được 86 MW, một phần rất nhỏ điện năng so với tổng sản lượng cung cấp điện trong khu vực. Tuy nhiên, nó sẽ ngắt kết nối tất cả trừ 126 km đoạn nối với sông Mekong trên tổng chiều dài 1.917 km, làm giảm lượng phù sa đến đồng bằng và do đó đe dọa sự thành công của Nghị quyết 120. Nó cũng sẽ làm suy yếu nghiêm trọng vai trò lãnh đạo và uy tín của Việt Nam vốn đã được thừa nhận rộng rãi trong vấn đề phát triển bền vững ở cấp khu vực và qui mô toàn cầu.

Có rất nhiều dự án sản xuất điện thay thế khác mà Lào và Việt Nam có thể phát triển. Công suất phát điện rất nhỏ từ thủy điện Sekong A có thể dễ dàng được thay thế bằng cách đầu tư vào năng lượng mặt trời và điện gió, xây dựng nhanh hơn và không có tác động đến sự kiết nối giữa các nhánh sông, và ảnh hưởng đến vận chuyển phù sa và di cư của các loài cá.

Hơn nữa, nếu các nhà hoạch định chính sách lựa chọn đầu tư vào thủy điện với rủi ro thấp, thì có nhiều lựa chọn khác như: đã khoảng 30 dự án với tổng công suất lên đến 2.000 MW đã được xác định trên các phụ lưu của sông Sekong. Các đập này nằm ngoài dòng chính Sekong và nằm ở thượng lưu trên hệ thống sông do đó sẽ có tác động đến hạ lưu nhỏ hơn nhiều.

Các lựa chọn khác ngoài thủy điện Sekong A: https://datawrapper.dwcdn.net/izxvp/1/

Năng lượng mặt trời và điện gió đang bùng nổ ở Lào. Gần đây, Việt Nam đã đàm phán thỏa thuận mua bán điện ngay từ giai đoạn đầu của dự án điện gió 600 MW ở Nam Lào. Một tập đoàn của Thái Lan, Trung Quốc và Singapore đang xem xét mở rộng 1.000 MW của dự án điện gió này để xuất khẩu sang thị trường ASEAN. Hơn 50 dự án năng lượng mặt trời đang được nghiên cứu khả thi tại Lào với tổng công suất gần 8.000 MW. Trong đó có nhiều dự án về điện mặt trời nổi trên các hồ chứa với lợi thế là tận dụng các đường truyền hiện có và hưởng lợi từ hiệu ứng làm mát của nước giúp tăng hiệu quả phát điện. Có 4 hồ chứa tại các nhánh sông sông Sekong có thể triển khai điện mặt trời nổi, sẽ cho đạt đỉnh công suất vào mùa khô khi lượng điện từ thủy điện giảm mạnh. Đối với Lào, điều này sẽ có thêm lợi thế là giảm nhập khẩu điện trong mùa khô với giá đắt đỏ từ Thái Lan.

Do vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội để nhập khẩu thêm điện từ Lào bằng cách tăng thu ngân sách của chính phủ và giảm thiểu tác động đến vận chuyển phù sa và nghề cá. Một tổ hợp năng lượng đa dạng hơn và ít phụ thuộc vào thủy điện hơn cũng sẽ làm giảm tính dễ bị tổn thương do hạn hán kéo dài thường xuyên và xâm nhập mặn nhiều hơn mà nay đã trở thành hiện tượng bình thường mới ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Thông qua các Nghị quyết 120 và 55, Việt Nam đang chuyển đổi việc sử dụng nước và đất bền vững hơn ở vùng đồng bằng sang hình thức hỗn hợp năng lượng  với lượng carbon thấp hơn nhiều. Để đạt được những mục tiêu này, Việt Nam cần dừng tham gia vào xây dựng thủy điện Sekong A và tiến hành nhân rộng năng lượng mặt trời và điện gió vốn đã thực hiện thành công ở trong nước sang Lào. Nhưng khi công việc chuẩn bị xây dựng thủy điện Sekong A được tiếp tục thì đồng nghĩa với việc cánh cửa cho cơ hội mở rộng của Việt Nam đang bị thu hẹp lại. Do vậy, đây là thời điểm quyết định đối với Việt Nam.


Đây là bài viết thứ hai trong loạt bài do IUCN và Trung tâm Stimson sản xuất thuộc khuôn khổ dự án BRIDGE (Nâng cao năng lực Quản trị và Đối thoại các Dòng sông) do Cơ quan Hợp tác Phát triền Thụy sỹ tài trợ. Đây là dự án toàn cầu về ngoại giao nguồn nước do IUCN điều phối thực hiện tại 15 lưu vực sông xuyên biên giới bao gồm sông Mê-Công