Đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Phú Mỹ
Ngày 16/3/2022, trong khuôn khổ hợp tác với công ty xi-măng INSEE Việt Nam, IUCN phối hợp cùng trường đại học Cần Thơ (CTU) tổ chức hội thảo nâng cao năng lực bảo tồntại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Phú mỹ tổ chức có diện tích 1000 hecta.
Đại diện CTU đã trình bày kết quả đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học cũng như những nguy cơ tác động đến các vùng đất ngập nước và các biện pháp quản lý.
Đánh giá cho thấy tại một số khu vực mức độ đa dạng sinh học đang bị suy thoái nghiêm trọng. Số lượng loài sếu đầu đỏ đã giảm từ 152 cá thể năm 2009 xuống còn 35 cá thể năm 2021. Số lượng cá tự nhiên và diện tích khu vực cỏ bàng cũng sụt giảm đáng kể.
Môt số đề xuất giải pháp đã được đưa bao gồm:
- Duy trì và phát triển sinh cảnh cho cỏ bàng, thu hút sếu đầu đỏ - loài di cư theo mùa – quay trở lại từ các vùng khác và sử dụng nguồn cỏ năng làm thức ăn.
- Hình thành khu phục hồi sinh cảnh với diện tích khoảng hơn 100 hecta nơi sếu đầu đỏ có bãi thức ăn và duy trì đô sâu của nước khoảng 20-30 cm để tạo môi trường thích hợp thu hút sếu quay lại khu bảo tồn cùng các loài bản địa
- Xây dựng mô hình du lịch sinh thái với sự tư vấn chuyên môn của các chuyên gia sinh thái về đất ngập nước. Hoạt động này bao gồm phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do dân địa phương làm từ cỏ bàng như túi xách, thảm.
- Xây dựng đê ngăn sự mở rộng diện tích trồng lúa, giúp cho các đồng cỏ tự nhiên phục hồi, làm nơi cư trú của sếu đầu đỏ. Một phần trong công tác quản lý đê, các cửa cống có thể được sử dụng để kiểm soát mực nước, từ đó tăng tốc độ phục hồi sinh thái.
Với sự hỗ trợ của công ty INSEE, IUCN sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để ngăn chặn và cuối cùng đảo ngược mức độ suy thoái đa dạnh sinh học tại Phú Mỹ. Nếu thành công, những hoat động này sẽ có vai trò bồi hoàn đa dạng sinh học các cho vùng đất ngập nước trong khu vực nhà máy của INSEE ở Hòn Chông, đã bị khai thác lấy đất sét phục vụ sản xuất xi măng.